Nám da là tình trạng da đặc trưng bởi các mảng màu nâu hoặc xám xanh hoặc các đốm giống như tàn nhang. Nám da là bệnh lý về da thường gặp ở nữ giới và thường gây mất thẫm mĩ cho các chị em. Theo Hiệp hội Da liễu Hoa Kỳ (AAD) cho biết, 90% người bị nám là phụ nữ, chỉ 10% trường hợp gặp ở nam giới. Vậy nám da là gì? Nguyên nhân hình thành và những lưu ý cần biết đối với tình trạng này ra sao? Hãy cùng Obagi tìm hiểu chi tiết hơn những thông tin liên quan đến nám da và cách điều trị, phòng ngừa nám nhé.
1. Nám da là gì?
Nám da (melasma) là một tình trạng da phổ biến, đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mảng màu nâu hoặc xám trên da, chủ yếu ở vùng mặt như má, trán, mũi, và cằm. Đây là hiện tượng tăng sắc tố melanin trong da, tình trạng này gặp nhiều ở phụ nữ từ 20 – 50 tuổi, nhất là khi mang thai và sau sinh. Nám da nên được điều trị càng sớm càng tốt để tránh vùng nám lan rộng, đậm màu lên sẽ gây khó chữa trị khi càng cao tuổi. Nám da có biểu hiện khác nhau theo kích thước, màu sắc, độ nông sâu của chân nám. Theo đó, nám da được phân thành 3 loại, gồm nám mảng, nám sâu và nám hỗn hợp.

2. Nguyên nhân gây ra nám da mặt
Ngoài các tác nhân từ bên ngoài như khói bụi, nắng nóng, tia UV và tia hồng ngoại, hormone cũng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành nám da. Tuy nhiên, có nhiều nguyên nhân khác phức tạp hơn cần được hiểu rõ để phòng ngừa hiệu quả bao gồm:
Yếu tố di truyền: Được xem là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Khoảng 50% người bị nám da có liên quan đến gen di truyền. Nếu trong gia đình có người từng bị nám, nguy cơ bạn gặp phải tình trạng này cũng cao hơn.
Rối loạn melanin: Là một nguyên nhân phổ biến gây ra nám da mặt. Melanin có chức năng điều chỉnh màu sắc da, nhưng khi quá trình này bị rối loạn, các sắc tố da sẽ phân bố không đều, dẫn đến tình trạng nám và mất thẩm mỹ.
Tông màu da: Những người có da từ trung bình đến sáng, đặc biệt sống tại khu vực có cường độ ánh nắng cao, thường dễ bị nám hơn so với người có làn da sậm màu.
Thay đổi nội tiết tố: Các giai đoạn như dậy thì, tiền mãn kinh hoặc sau thai kỳ là yếu tố kích thích tình trạng nám phát triển. Sự biến động này làm mất cân bằng trong cơ thể và ảnh hưởng trực tiếp đến làn da.
Sử dụng thuốc: Cũng có thể khiến da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, từ đó gây ra nám. Các loại thuốc chống động kinh, Retinoid, thuốc điều trị huyết áp hay kháng sinh là những ví dụ điển hình.
Biến chứng từ các bệnh lý khác: Viêm cổ tử cung, bệnh gan, sốt rét, giun sán và một số bệnh ngoài da cũng có thể trở thành tác nhân gây ra nám, làm cho tình trạng da trở nên khó kiểm soát hơn.

3. Triệu chứng nhận biết bệnh nám da
Việc nhận biết sớm các triệu chứng của nám da sẽ giúp bạn có hướng điều trị phù hợp và ngăn chặn tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn. Cùng Obagi khám phá các dấu hiệu gây nám da phổ biến nhất nhé!
Sạm da
Thông thường, các dấu hiệu ban đầu của nám da mặt sẽ xuất hiện liên tục và thường xuyên trong khoảng thời gian từ 6 tháng đến 1 năm, bất kể chế độ chăm sóc da của bạn. Điều này phụ thuộc vào lối sống và chế độ dinh dưỡng của bạn. Sau giai đoạn này, nám sẽ trở nên rõ rệt hơn và có thể quan sát bằng mắt thường, điển hình là da trở nên tối màu hơn so với màu da bình thường.
Da xuất hiện những mảng sậm màu
Đây là dấu hiệu của nám khá dễ nhận biết để phân biệt với da bị tàn nhang. Thông thường, tàn nhang sẽ bắt đầu xuất hiện trên da từ những đốm nhỏ li ti và to dần. Trong khi đó, nám xuất hiện theo từng mảng và bắt đầu với một màu gần như rất nhạt, không thể thấy bằng mắt thường. Vì vậy, nếu chị em thấy da đột nhiên xuất hiện những mảng sẫm màu hơn bình thường thì đó chính là biểu hiện của nám da mặt.
Da khô
Sau tuổi 30, đặc biệt là sau giai đoạn mãn kinh, nhiều chị em phụ nữ thường cảm thấy tình trạng da khô ráp, thiếu độ ẩm nhưng lại cho rằng đây là biểu hiện bình thường và không quá để ý đến nó. Tuy nhiên, theo các chuyên gia da liễu, tình trạng khô da kéo dài có sẽ làm cho da kém sức sống, khiến các tế bào da yếu đi, kết hợp với nhiều yếu tố bên ngoài khác gây ra nám.

Các dấu hiệu của lão hóa
Da bị lão hóa cũng là một trong những dấu hiệu bị nám làm da kém sắc hơn, giảm khả năng tự sản sinh collagen của da, giảm độ đàn hồi da, khiến da yếu đi và tạo cơ hội cho nám phát triển. Trong khi đó, tuổi tác càng lớn thì tốc độ lão hóa da càng nhanh, quá trình phục hồi da cũng trở nên khó khăn hơn nhiều.
Các đốm nám màu nâu đen, nâu vàng, vàng xuất hiện trên da
Dấu hiệu bị nám này thường xuất hiện do rối loạn tăng sắc tố da (melanin) khi các vùng da mỏng, da nhạy cảm phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời hoặc do các nguyên nhân về nội tiết khác. Đặc biệt, các mảng, đốm nám này thường đối xứng 2 bên, có màu sắc khá đậm và kích thước không đồng đều. Nếu không được điều trị kịp thời, các dấu hiệu của nám da mặt này sẽ nhanh chóng lan rộng ra các vùng da khác xung quanh và có xu hướng đậm màu dần lên theo thời gian, đặc biệt là vào mùa hè.
4. Các loại nám da
Dưới đây là một số thông tin hữu ích về các loại nám da phổ biến mà bạn cần biết để hiểu rõ tình trạng da của mình và tìm phương pháp chăm sóc phù hợp.
Dựa vào từng dấu hiệu trên da và tình trạng tăng sắc tố, các loại nám da phổ biến bao gồm 3 loại chính: Nám mảng, nám chân sâu và nám hỗn hợp.
Yếu Tố | Nám Mảng | Nám Chân Sâu | Nám Hỗn Hợp |
---|---|---|---|
Định Nghĩa | Xuất hiện dưới dạng mảng lớn trên bề mặt da, thường tập trung ở hai bên má. | Nám hình thành sâu trong lớp hạ bì, có màu sắc đậm và khó điều trị hơn. | Kết hợp cả nám mảng và nám chân sâu, xuất hiện ở nhiều vùng da khác nhau. |
Đặc Điểm | Màu sắc nhạt, dễ nhận biết, thường phát triển rộng nhưng không quá sâu. | Màu nâu đậm hoặc xám, nằm sâu trong da, viền không rõ ràng. | Màu sắc không đồng nhất, có cả vùng nám nhạt và vùng nám đậm. |
Nguyên Nhân Hình Thành | Do tác động của ánh nắng mặt trời hoặc rối loạn nội tiết tố. | Do di truyền, thay đổi nội tiết hoặc yếu tố môi trường nghiêm trọng. | Kết hợp nhiều nguyên nhân như di truyền, ánh nắng và nội tiết. |
Phân biệt các loại nám da
5. Phân biệt nám da và những bệnh lý khác
Nám da thường bị nhầm lẫn với các tình trạng da khác như:
Tàn nhang: Là những đốm nhỏ màu nâu, nâu đỏ hoặc vàng, thường tập trung ở vùng mũi và má. Tình trạng này xuất hiện do yếu tố di truyền kết hợp với sự gia tăng hắc tố khi tiếp xúc nhiều với tia UV. Người có làn da sáng màu thường dễ bị tàn nhang hơn so với những người có tông da tối hơn.
Đồi mồi: Biểu hiện dưới dạng các mảng màu nâu hoặc đen nhạt, có hình dạng không đều và bề mặt phẳng. Nguyên nhân chính là quá trình lão hóa da tự nhiên kết hợp với việc tiếp xúc kéo dài với ánh nắng mặt trời. Đồi mồi thường gặp ở người lớn tuổi, đặc biệt từ độ tuổi 40 trở lên.
Vết thâm do mụn: Xuất hiện sau khi mụn lành, có màu đỏ, tím hoặc nâu. Tình trạng này là kết quả của phản ứng viêm hoặc tổn thương da do mụn gây ra. Nếu chăm sóc đúng cách, vết thâm do mụn có thể tự mờ dần theo thời gian mà không cần can thiệp phức tạp.
Đọc thêm: Thâm mụn là gì? Bao lâu thì hết và phương pháp trị thâm hiệu quả

6. Đối tượng nào dễ bị nám da?
Phụ nữ mang thai, người trong độ tuổi trung niên và những ai có da nhạy cảm thường dễ bị nám da. Bên cạnh đó, yếu tố di truyền, tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời mà không bảo vệ da hoặc sử dụng thuốc tránh thai, cũng làm tăng nguy cơ bị nám. Người có làn da tối màu và những ai chịu áp lực công việc, căng thẳng, chế độ ăn uống không cân bằng cũng dễ gặp phải tình trạng này.

7. Khi nào nên gặp bác sĩ?
Khi xuất hiện nám trên da, người bệnh nên đến gặp bác sĩ nội tiết để được hướng dẫn cách cân bằng nội tiết nhờ chế độ ăn uống, sử dụng thuốc hợp lý. Sau đây là các tình trạng bạn nên đi gặp bác sĩ:
Nám da không cải thiện: Nếu tình trạng nám không thuyên giảm sau 6-12 tuần dù đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà và sử dụng sản phẩm chăm sóc da.
Nám da mới xuất hiện: Khi bạn nhận thấy các đốm nám mới mà không có tiền sử, hoặc nếu có sự thay đổi đáng kể về kích thước hoặc màu sắc của các đốm nám cũ.
Nám da lan rộng: Khi nám da phát triển nhanh chóng hoặc lan rộng trên diện tích lớn của da mặt.
Tình trạng da bị kích ứng: Nếu da bạn bị kích ứng, đau hoặc có dấu hiệu viêm nhiễm cùng với tình trạng nám.
Tình trạng kết hợp với các vấn đề da khác: Khi nám da xuất hiện cùng với các vấn đề khác như mẩn đỏ, nổi mụn hoặc da không đều màu.
Trước khi bắt đầu các phương pháp điều trị mới: Nếu bạn dự định sử dụng các phương pháp điều trị mạnh mẽ như laser, peel da hóa học hoặc các sản phẩm chứa thành phần mạnh.
Trong thai kỳ hoặc khi sử dụng thuốc hormone: Nếu bạn đang mang thai hoặc dùng thuốc hormone, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn cho cả bạn và thai nhi.
8. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh nám da mặt
Việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa đúng cách ngay từ đầu là rất quan trọng để tránh tình trạng nám da ngày càng nghiêm trọng hơn. Dưới đây là một số phương pháp phòng ngừa và điều trị nám da hiệu quả.
8.1 Các biện pháp tự nhiên
Bảo Vệ Da Trước Ánh Nắng Mặt Trời
Ánh nắng mặt trời chính là yếu tố gây nám da hàng đầu. Vì vậy, việc bảo vệ da khỏi tia UV là bước đầu tiên trong phòng ngừa nám da. Bạn nên bôi kem chống nắng ít nhất 15 - 30 phút trước khi ra ngoài, với chỉ số SPF tối thiểu là 30 và khả năng bảo vệ toàn diện khỏi cả tia UVA và UVB. Một lựa chọn bạn có thể tham khảo là Kem chống nắng Obagi Sun Shield Matte Broad Spectrum SPF 50, giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV mà không gây bí tắc lỗ chân lông, được kiểm nghiệm bởi bác sĩ da liễu.

Để có làn da khỏe mạnh và giảm nguy cơ nám da, việc chăm sóc da hàng ngày là rất cần thiết. Bạn nên rửa mặt ít nhất hai lần mỗi ngày bằng sữa rửa mặt phù hợp với loại da của mình và đừng quên tẩy trang vào buổi tối. Ngoài ra, dưỡng ẩm đúng cách cũng rất quan trọng, giúp cấp ẩm cho da mặt và cung cấp các dưỡng chất cần thiết.

Chế Độ Dinh Dưỡng và Sinh Hoạt Lành Mạnh
Một chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng là yếu tố không thể thiếu trong việc duy trì làn da khỏe mạnh. Hãy bổ sung nhiều thực phẩm giàu vitamin C, E và các chất chống oxy hóa để hỗ trợ da. Đồng thời, uống đủ nước mỗi ngày và ngủ đủ giấc cũng giúp da luôn tươi sáng và khỏe mạnh.
Tránh Các Tác Nhân Gây Hại Cho Da
Ngoài việc bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời, bạn cũng nên tránh tiếp xúc với các chất hóa học độc hại từ mỹ phẩm không rõ nguồn gốc. Hạn chế lạm dụng trang điểm và luôn tẩy trang kỹ trước khi đi ngủ để da được nghỉ ngơi.
8.2 Biện pháp điều trị
Sử Dụng Kem Trị Nám
Một trong những phương pháp phổ biến để điều trị nám da là sử dụng kem trị nám. Kem chứa Hydroquinone và Retinoids như Tretinoin hay Retinol là những thành phần hiệu quả trong việc làm sáng da và giảm sự xuất hiện của các đốm nám. Ví dụ như Kem chống lão hóa Obagi chứa 1% Retinol, giúp thúc đẩy quá trình thay mới tế bào, làm mịn da và giảm thiểu các dấu hiệu lão hóa sớm.

Điều Trị Bằng Công Nghệ
Khi các biện pháp điều trị tại nhà không mang lại hiệu quả, bạn có thể tham khảo các phương pháp điều trị công nghệ cao như Laser, IPL (Intense Pulsed Light) và Peeling Hóa Học (AHA, BHA,...) Những phương pháp này giúp loại bỏ các lớp da bị nám và kích thích sản sinh collagen mới, mang lại làn da sáng khỏe hơn.
9. Các câu hỏi thường gặp về nám da
9.1 Nám da và tàn nhang giống nhau hay khác nhau?
Nám da và tàn nhang là hai vấn đề da khác nhau. Nám da thường xuất hiện với những vết đốm lớn, sẫm màu, chủ yếu do ánh nắng, thay đổi hormone hoặc di truyền. Còn tàn nhang thì nhỏ, thường có màu nâu nhạt hoặc đỏ và hay gặp ở những người có làn da sáng. Về cơ bản, dù đều là những đốm trên da, nhưng nguyên nhân và hình thức của chúng khá khác biệt.
9.2 Tại sao phụ nữ dễ bị nám da hơn nam giới?
Phụ nữ dễ bị nám da hơn vì sự thay đổi hormone trong cơ thể, đặc biệt là trong các giai đoạn như mang thai, sử dụng thuốc tránh thai hay khi đến tuổi mãn kinh. Những thay đổi này làm tăng khả năng sản xuất melanin, khiến da dễ xuất hiện các vết nám hơn.
9.3 Nám da có thể điều trị dứt điểm không?
Mặc dù nám da có thể được điều trị và làm mờ đi, nhưng rất khó để chữa dứt điểm hoàn toàn. Nếu không duy trì chế độ chăm sóc da và bảo vệ khỏi ánh nắng, nám có thể tái phát theo thời gian.
Hy vọng qua bài viết này, Obagi đã giúp bạn hiểu rõ hơn nám da là gì, đồng thời đưa ra các cách điều trị và phòng ngừa nám da để bạn có một làn da khoẻ và mịn màng hơn. Đừng quên ghé qua website của Obagi để biết thêm nhiều chương trình ưu đãi cho các sản phẩm chăm sóc chuyển đổi làn da với công thức giúp giảm thiểu các dấu hiệu lão hóa da, giải quyết các đốm nâu, tăng sắc tố, đường ngang và nếp nhăn. Chúc bạn trị nám thành công và sớm có được làn da sáng mịn, khỏe đẹp như mong muốn.
Tư liệu tham khảo:
Victor, F. C., Gelber, J., & Rao, B. (2004). Melasma: a review. Journal of Cutaneous Medicine and Surgery: Incorporating Medical and Surgical Dermatology, 8, 97-102.
Handel, A. C., Miot, L. D. B., & Miot, H. A. (2014). Melasma: a clinical and epidemiological review. Anais brasileiros de dermatologia, 89, 771-782.