Retinol có tốt không? Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng retinol

Được phát hành
Retinol có tốt không? Những câu hỏi thường gặp khi sử dụng retinol

Retinol, một dẫn xuất của vitamin A, là thành phần quan trọng trong skincare nhờ khả năng cải thiện nhiều vấn đề về da như lão hoá, mụn và lỗ chân lông to.  Tuy nhiên, việc sử dụng Retinol có thể gây ra nhiều thắc mắc: Retinol có tốt không? Ai nên và không nên sử dụng? Tác dụng phụ là gì? Trong bài viết này, Obagi sẽ giải đáp những câu hỏi phổ biến về Retinol, giúp bạn sử dụng sản phẩm một cách hiệu quả và an toàn.

1. Retinol có tốt không?

Retinol là một dẫn xuất của vitamin A, nổi tiếng với nhiều lợi ích cho da như chống lão hóa da, cải thiện màu da, giảm mụn và tăng cường kết cấu da. Tuy nhiên, nó cũng có thể khiến da bị kích ứng, làm da khô, đỏ và bong tróc, đặc biệt khi mới bắt đầu sử dụng. Retinol cũng làm da nhạy cảm hơn với ánh nắng mặt trời, do đó cần sử dụng kem chống nắng hàng ngày. Tuy nhiên, do đặc tính làm khô da nên cũng cần lưu ý về khả năng gây kích ứng da của Retinol, đặc biệt là ở những người có làn da nhạy cảm.

Retinol là gì?
Hình 1. Retinol có tốt không?

2. Retinol hoạt động như thế nào?

Các phân tử nhỏ của Retinol xâm nhập sâu vào lớp biểu bì và hạ bì của da, tại lớp giữa của da, Retinol trung hòa các gốc tự do, thúc đẩy sản xuất collagen và elastin, giúp giảm sự xuất hiện của các đường nhăn, nếp nhăn và lỗ chân lông to. Đồng thời, Retinol tẩy tế bào chết trên bề mặt da, cải thiện kết cấu và tông màu da.

Retinol đặc biệt hiệu quả trong quá trình cải thiện lão hoá da

Hình 2. Retinol đặc biệt hiệu quả trong quá trình cải thiện lão hoá da

Retinol cũng hiệu quả trong trị mụn trứng cá nặng và trị sẹo mụn. Hoạt chất này giữ cho lỗ chân lông không bị tắc nghẽn bằng cách ngăn ngừa sự hình thành mụn. Đối với mụn trứng cá nặng, bác sĩ da liễu có thể kê đơn thuốc kháng sinh kết hợp với Retinol để đạt hiệu quả tốt nhất. Quá trình này cần khoảng 6 tuần để thấy sự cải thiện.

Xem thêm: Da Nào Nên Dùng Retinol

Cuối cùng, Retinol cân bằng độ hydrat hóa của da bằng cách loại bỏ tế bào chết, giúp kiểm soát sự sản xuất bã nhờn dư thừa, có lợi cho da nhờn.

3. Những lợi ích của Retinol mang lại là gì?

Hỗ trợ quá trình chống lão hóa da

Retinol đóng vai trò quan trọng trong việc trẻ hóa làn da và cải thiện các dấu hiệu lão hóa nhờ vào việc:

- Kích thích quá trình sản xuất Collagen và Elastin, giúp da đàn hồi, săn chắc và làm mờ các nếp nhăn.

- Ức chế sản xuất melanin, ngăn ngừa tăng sắc tố da, xóa mờ sạm da, tàn nhang và các đốm nâu, vết thâm do mụn.

- Là chất chống oxy hóa mạnh, trung hòa các gốc tự do gây hại cho da, duy trì hàng rào bảo vệ da khỏi tác động xấu từ môi trường.

Cải thiện mụn và lỗ chân lông

Retinol thúc đẩy tái tạo tế bào mạnh mẽ, hỗ trợ hiệu quả các thành phần làm sạch như BHA, từ đó:

- Loại bỏ bã nhờn, bụi bẩn và dầu thừa từ lỗ chân lông, ngăn ngừa khả năng hình thành mụn trứng cá.

- Các phân tử nhỏ của Retinol thâm nhập vào tầng hạ bì của da, kích thích sản sinh elastin và collagen, tăng cường tái tạo tế bào da, giảm tình trạng lỗ chân lông to và làm mờ thâm mụn theo thời gian.

Ngoài ra, Retinol còn giúp cải thiện kết cấu và tông màu da, mang lại làn da mịn màng, tươi trẻ và rạng rỡ hơn.

4. Sử dụng Retinol có gặp tác dụng phụ không?

Có. Mặc dù retinoids, bao gồm Retinol, đã được FDA phê duyệt, chúng vẫn có thể gây ra một số tác dụng phụ. Người sử dụng Retinol thường gặp phải tình trạng khô và kích ứng da, đặc biệt khi mới bắt đầu sử dụng sản phẩm. Các tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng Retinol bao gồm:

- Mẩn đỏ

- Ngứa ngáy

- Bong tróc da

Những tác dụng phụ này thường là tạm thời và có thể cải thiện sau vài tuần khi da bạn quen với sản phẩm chứa Retinol. Tuy nhiên, nếu kích ứng da vẫn tiếp diễn, bạn nên cân nhắc sử dụng sản phẩm có nồng độ thấp hơn.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Sử Dụng Retinol Cho Người Mới Bắt Đầu

Sử dụng Retinol có gặp tác dụng phụ không?
Hình 3. Sử dụng Retinol có gặp tác dụng phụ không? 

5. Những ai không nên sử dụng Retinol?

- Phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú: Retinol và các dẫn xuất của nó (retinoids) có thể gây ra dị tật bẩm sinh và các vấn đề sức khỏe khác cho thai nhi.

- Người có làn da quá nhạy cảm hoặc bị chàm: Retinol có thể gây kích ứng mạnh đối với những người có làn da nhạy cảm hoặc bị chàm (eczema).

- Người đang sử dụng các sản phẩm điều trị da (như AHA, BHA) hoặc các phương pháp điều trị khác kết hợp với Retinol trong có thể gây quá tải và kích ứng da. Vì thế cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ da liễu.

- Những người mới bắt đầu chăm sóc da: Cần cẩn trọng khi bắt đầu sử dụng Retinol. Nên bắt đầu với sản phẩm có nồng độ thấp và tăng dần theo thời gian.

- Người tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời: Nếu phải tiếp xúc nhiều với ánh nắng mà không thể đảm bảo sử dụng kem chống nắng đủ mạnh, bạn nên tránh dùng Retinol vào ban ngày hoặc cân nhắc không sử dụng.

6. Làm sao sử dụng Retinol an toàn mà hiệu quả?

Đối với những ai mới bắt đầu sử dụng Retinol, việc sử dụng đúng cách rất quan trọng để tránh kích ứng. Vậy, retinol có tốt không khi dùng cho da nhạy cảm? Câu trả lời là có, nếu bạn sử dụng với nồng độ thấp và tăng dần theo thời gian.

Thực hiện đúng quy trình chăm sóc da với Retinol

Làm sạch - Cân bằng pH - Đặc trị với mỹ phẩm chứa Retinol - Dưỡng ẩm - Chống nắng nếu là ban ngày. 

Lựa chọn nồng độ Retinol phù hợp với làn da của bạn

Đối với người chưa từng sử dụng Retinol, để an toàn nhất cho da, hãy bắt đầu ở nồng độ từ 0.5%. Bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm Kem Dưỡng Ẩm & Giảm Nếp Nhăn Obagi Retinol 0.5.

Retinol 0.5
Hình 4. Lựa chọn Retinol phù hợp với làn da của bạn

 

Nếu da bạn có nền da khỏe hơn hoặc sau khi sử dụng nồng độ thấp muốn nâng cấp, những sản phẩm chứa Retinol 1.0 % là lựa chọn chúng tôi gợi ý bạn lúc này. Bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm Kem Dưỡng Ẩm & Giảm Nếp Nhăn Obagi Retinol 1.0. Sau khi da đã bắt đầu quen và có thể đáp ứng tốt hoạt chất này, bạn có thể tăng tần suất sử dụng sao cho phù hợp để đạt được hiệu quả mình mong muốn. 

Retinol 1.0
Hình 5. Kem Dưỡng Ẩm & Giảm Nếp Nhăn Obagi Retinol 1.0

Tần suất sử dụng và liều lượng

Tần suất mới sử dụng là 2-3 lần/tuần, sau đó tăng dần theo phản ứng của da. Bên cạnh đó luôn nhớ rằng dùng số lượng nhiều Retinol sẽ không tốt hơn, bạn chỉ nên dùng vừa đủ với khoảng kích thước 1 hạt đậu/lần sử dụng.

Kết hợp Retinol với các thành phần khác

Sử dụng nhiều thành phần chống lão hóa kết hợp với Retinol có giá trị hơn nhiều cho làn da so với việc chỉ sử dụng một sản phẩm Retinol, cụ thể: 

Vitamin C và Retinol: Làm sáng và đều màu da, cải thiện lão hóa da hiệu quả

- Retinol với AHA: Củng cố hàng rào ẩm trên bề mặt da, cải thiện các dấu hiệu của tuổi tác

- Bakuchiol và Retinol: Chống lão hóa đồng thời làm dịu da, hạn chế kích ứng.

- Niacinamide với Retinol: Thu nhỏ lỗ chân lông, đẩy lùi nếp nhăn, cho da mềm mại, khỏe mạnh

- Retinol và Hyaluronic Acid: Tăng cường hydrat hóa, tái tạo và cải thiện các vấn đề làn da đang gặp phải

- Retinol kết hợp với Peptide: Sửa chữa cấu trúc da, phục hồi độ đàn hồi, giảm thiểu nếp nhăn

- Retinol kết hợp với B5: Kết hợp phục hồi và tái tạo, khắc phục những vấn đề làn da đang gặp phải

- Retinol với BHA: Làm thông thoáng lỗ chân lông, tái tạo da mạnh mẽ

- Retinol kết hợp với niacinamide: Giúp giảm kích ứng do retinol gây ra, cải thiện kết cấu da, làm mờ nếp nhăn, và đều màu da.

- Retinol với arbutin: Retinol tái tạo da, giảm nếp nhăn, còn Arbutin ức chế sản xuất melanin, làm sáng da và ngăn ngừa tổn thương do tia UV.

Không quên sử dụng kem chống nắng

Khi sử dụng Retinol, da bạn sẽ rất nhạy cảm với ánh năng, vì thế, để bảo vệ da một cách toàn diện, hãy luôn sử dụng kem chống nắng có chỉ số từ SPF 30 trở lên và có màng lọc quang phổ rộng. 

7. Bao lâu thì sản phẩm mới đem lại hiệu quả?

Thời gian để Retinol phát huy hiệu quả có thể khác nhau tùy vào từng người và tình trạng da của họ. dưới đây là một khung thời gian chung về việc Retinol có thể mang lại hiệu quả:

Trong giai đoạn 2-4 tuần đầu, bạn có thể trải qua hiện tượng "purging" (đẩy mụn) khi da bắt đầu quá trình tái tạo. Bạn cũng có thể gặp phải tình trạng da khô, đỏ và bong tróc.

Sau khoảng 6-12 tuần, da bắt đầu thích nghi với Retinol. Các dấu hiệu kích ứng ban đầu như đỏ và khô dần dần giảm bớt. Bạn có thể bắt đầu thấy sự cải thiện trong kết cấu da, sự giảm thiểu của các nếp nhăn nhỏ và tăng độ sáng cho da.

Đối với các hiệu quả rõ rệt hơn như làm mờ các nếp nhăn sâu, cải thiện sắc tố da và giảm mụn trứng cá, bạn cần kiên nhẫn đợi từ 3 đến 6 tháng. Việc sản sinh collagen và tái cấu trúc da cần thời gian để đạt hiệu quả tối ưu.

Để duy trì kết quả đạt được, bạn nên tiếp tục sử dụng Retinol lâu dài, từ 6 tháng trở lên. Việc duy trì đều đặn trong khoảng thời gian dài sẽ giúp giữ cho làn da trẻ trung, mịn màng và khỏe mạnh. 

8. Giới thiệu sản phẩm Retinol của Obagi

Retinol Obagi là một sản phẩm hiệu quả cao, thúc đẩy quá trình tái tạo da một cách mạnh mẽ nhưng nhẹ nhàng, giúp giảm thiểu các dấu hiệu lão hóa da nhờ vào công nghệ phóng thích chậm độc đáo. Sản phẩm giúp làn da cải thiện trẻ hơn rõ rệt với kích ứng tối thiểu, và có sẵn ở hai nồng độ:

Retinol Obagi nồng độ 0.5% cho người mới bắt đầu.

Retinol Obagi nồng độ 1% cho da đã dung nạp tốt liều 0.5%.

Retinol Obagi thích hợp cho mọi loại da, với thành phần chính là Retinoid giúp thúc đẩy biệt hóa tế bào và giảm sự xuất hiện của nếp nhăn. Công thức này còn kết hợp với các hoạt chất dưỡng ẩm, phục hồi, và chất chống oxy hóa như chiết xuất hoa cúc, Hyaluronic Acid, Vitamin E, Bisabolol, Vitamin C và chiết xuất tinh dầu hoa Rum, giúp giảm thiểu kích ứng và mang lại trải nghiệm êm dịu nhất cho làn da.

Đặc biệt Retinol của Obagi được thiết kế với một cơ chế đặc biệt, chỉ cần ấn một pump là có thể dễ dàng apply lên toàn bộ khuôn mặt. Thiết kế này giúp tránh tiếp xúc với không khí, bảo vệ chất lượng sản phẩm và đồng thời tiết kiệm, đảm bảo khách hàng sử dụng hiệu quả nhất.

Việc hiểu rõ về Retinol và cách sử dụng đúng cách là chìa khóa để đạt hiệu quả tối ưu trong chu trình chăm sóc da. Các sản phẩm chứa Retinol của Obagi, với chất lượng hàng đầu và công thức tối ưu, là lựa chọn tuyệt vời giúp bạn có được làn da mịn màng, trẻ trung và rạng rỡ. Hãy thử và trải nghiệm sự khác biệt mà Obagi mang lại cho làn da của bạn.  

Tư liệu tham khảo:

Mukherjee, S., Date, A., Patravale, V., Korting, H. C., Roeder, A., & Weindl, G. (2006). Retinoids in the treatment of skin aging: an overview of clinical efficacy and safety. Clinical interventions in aging1(4), 327-348.

Zasada, M., & Budzisz, E. (2019). Retinoids: Active molecules influencing skin structure formation in cosmetic and dermatological treatments. Postepy Dermatol Alergol. 2019; 36 (4): 392-7.

Quan, T. (2023). Human skin aging and the anti-aging properties of retinol. Biomolecules, 13(11), 1614.