Sẹo mụn có tự lành không và phương pháp điều trị sẹo mụn hiệu quả

Được phát hành
tri-seo-mun

Mụn không chỉ là nỗi lo của nhiều người về vấn đề thẩm mỹ mà còn có thể để lại những vết sẹo khó lành sau khi mụn đã được điều trị. Những vết sẹo mụn này thường khiến làn da trở nên không đều màu, gồ ghề và làm giảm sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên, liệu sẹo mụn có thể tự lành mà không cần can thiệp hay không? Để hiểu rõ hơn về cơ chế tự phục hồi của làn da cũng như các phương pháp điều trị sẹo mụn hiệu quả, hãy cùng Obagi tìm hiểu chi tiết trong bài viết này.

1. Sẹo mụn là gì?

Sẹo mụn là hiện tượng phổ biến xuất hiện sau khi mụn trứng cá hoặc mụn mủ đã biến mất. Quá trình xuất hiện của mụn tạo ra một vùng viêm nang mụn trên bề mặt da, làm tổn thương cấu trúc da bao gồm cả collagen và mô liên kết xung quanh. Khi mụn biến mất, cơ thể bắt đầu quá trình làm lành tự nhiên bằng cách sản xuất collagen mới để thay thế lớp da bị tổn thương. Khi quá trình này không diễn ra như bình thường, sẹo mụn sẽ hình thành.

tri-seo-mun-1

Hình 1. Sẹo mụn là hiện tượng phổ biến xuất hiện sau khi mụn trứng cá hoặc mụn mủ đã biến mất

2. Sẹo mụn có tự hết được không?

Không ít người băn khoăn liệu sẹo mụn có tự hết không. Đáp án cho câu hỏi này phụ thuộc vào nhiều yếu tố: loại sẹo, tình trạng da và cách phục hồi da sau mụn. Trong một số trường hợp, các sẹo mụn nhỏ có thể tự hết theo thời gian nếu quá trình làm lành tự nhiên của cơ thể diễn ra tốt và sản xuất collagen đủ để thay thế mô da bị tổn thương.

Tuy nhiên, đối với các sẹo mụn sâu, lớn hoặc tổn thương nặng, việc sẹo mụn tự hết là tương đối khó. Sẹo lõm thường khó khắc phục hơn sẹo lồi, đòi hỏi sự can thiệp chuyên môn từ các phương pháp điều trị công nghệ hiện đại như laser hoặc micro-needling để làm phẳng bề mặt da.

Nếu bạn băn khoăn sẹo mụn có tự hết không vì chúng xuất hiện quá lâu, quá nhiều thì tốt nhất nên đến khám bác sĩ chuyên khoa để tìm cách xử trí sẹo mụn. Qua thăm khám, bác sĩ sẽ cho bạn biết phương pháp nào điều trị sẹo phù hợp nhất.

3. Phân biệt các loại sẹo trên da

Để chăm sóc và điều trị da hiệu quả, việc phân biệt các loại sẹo là vô cùng quan trọng. Mỗi loại sẹo có nguyên nhân, đặc điểm và phương pháp điều trị khác nhau, từ đó giúp bạn lựa chọn liệu pháp phù hợp nhằm cải thiện làn da một cách tối ưu. Hãy cùng tìm hiểu các loại sẹo thường gặp và đặc điểm nhận biết của chúng.

3.1. Sẹo lồi

Sẹo lồi là sẹo được hình thành do quá trình tổng hợp và phân hủy collagen bị mất cân bằng, khiến collagen tích tụ ở lớp trung bì quá mức. Điều này đã gây nên những mảng mô dày, nằm trồi lên trên bề mặt da, có màu sẫm hơn vùng da khác. Sẹo lồi liên tục phát triển, xâm lấn lớp da trung bì xung quanh và vượt ra ngoài phạm vi tổn thương.

3.2. Sẹo phì lõm

Sau khi bị mụn, làn da sẽ bắt đầu phục hồi, làm lành những tổn thương. Trong quá trình này nếu cấu trúc cơ bản của trung bì và tổ chức dưới da bị thiếu hụt thì sẽ hình thành sẹo lõm. Vết sẹo lõm sâu trên bề mặt da, có hình răng cưa nhưng cũng có thể bằng phẳng trên bề mặt da. Vết sẹo lõm thường có màu sẫm hơn vùng da xung quanh. Thông thường, sẹo lõm hình thành do mụn trứng cá và thủy đậu.

3.3. Sẹo phì đại

Quá trình tổng hợp và phân hủy collagen bị mất cân bằng sẽ tạo nên các mô dư thừa, nằm trồi lên trên bề mặt da. Đây chính là sẹo phì đại. Sẹo phì đại có màu sẫm hơn vùng da xung quanh. Khác với sẹo lồi, sẹo phì đại chỉ phát triển trong một khoảng thời gian nhất định, sau đó sẽ thoái lui, không vượt ra phạm vi của vết mụn trước đó.

4. Nguyên nhân gây nên sẹo sau mụn

Sẹo sau mụn không chỉ là dấu vết của tổn thương da mà còn là nỗi ám ảnh khiến nhiều người mất tự tin. Hiểu rõ nguyên nhân gây nên sẹo sau mụn là bước quan trọng giúp bạn phòng ngừa và hạn chế tình trạng này. Cùng tìm hiểu những yếu tố nào khiến làn da dễ bị sẹo sau mụn để có thể chăm sóc da đúng cách và hiệu quả.

4.1. Tổn thương do mụn

Các loại mụn viêm như mụn bọc, mụn mủ, mụn nang,… thường gây tổn thương nghiêm trọng dưới bề mặt da, làm vỡ nang lông và gây viêm sâu. Tổn thương càng nặng, khả năng để lại sẹo càng cao và dễ nhận thấy hơn so với những tổn thương nhẹ.

4.2. Thói quen nặn mụn không đúng cách

Nặn mụn sai cách, sử dụng lực quá mạnh hoặc không vệ sinh tay và dụng cụ khi nặn mụn sẽ khiến da bị viêm nhiễm nặng hơn, dẫn đến tình trạng sẹo nghiêm trọng. Việc tự ý xử lý mụn không đúng kỹ thuật có thể làm vỡ các mô da xung quanh, khiến da khó phục hồi và để lại sẹo lâu dài.

4.3. Chăm sóc da không đúng cách

Chăm sóc da không phù hợp, chẳng hạn như không làm sạch da đầy đủ, không dưỡng ẩm hoặc không bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV khiến quá trình lành vết thương bị gián đoạn. Da khô, thiếu ẩm dễ khiến sẹo thâm, sẹo rỗ hình thành nhiều hơn.

tri-seo-mun-2

Hình 2. Quy trình chăm sóc da không phù hợp sẽ khiến quá trình lành vết thương bị gián đoạn

4.4. Yếu tố cơ địa và di truyền

Một số người có cơ địa nhạy cảm hoặc yếu tố di truyền khiến quá trình làm lành vết thương diễn ra chậm hơn, dễ hình thành sẹo mụn. Đặc biệt, những người có làn da nhạy cảm, mỏng và yếu sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc tái tạo và phục hồi da sau khi bị mụn.

5. Các phương pháp điều trị sẹo lõm hiệu quả

Sẹo lõm thường là loại sẹo khó phục hồi và đòi hỏi sự kiên trì trong điều trị. Dưới đây là 6 phương pháp điều trị sẹo lõm phổ biến và hiệu quả, giúp bạn khắc phục tình trạng da không đều màu, mang lại làn da mịn màng và tự tin hơn.

5.1.  Phẫu thuật trị sẹo do mụn

Cách trị sẹo mụn này thực chất là một tiểu phẫu nhỏ giúp điều trị sẹo lõm quá sâu hoặc có kích thước lớn để giúp vùng da bị sẹo trở nên bằng phẳng hơn. Bằng kỹ thuật nâng sẹo, vết sẹo lõm sẽ được nâng lên bằng với bề mặt da. Đồng thời, sau phẫu thuật, vết sẹo cũng sẽ mờ dần.

Một phương pháp phẫu thuật trị sẹo khác là cắt đứt chân sẹo xơ cứng ở dưới da. Sau khi được cắt đứt hoàn toàn, bề mặt da bị co kéo bên dưới sẽ được giải phóng, kích thích sản sinh collagen và elastin để tái tạo tế bào da mới, lấp đầy những vết lõm.

Trong quá trình thực hiện phẫu thuật trị sẹo lõm, người bệnh sẽ được gây tê nên không có cảm giác đỏ. Cách trị sẹo mụn này chỉ nên áp dụng cho những trường hợp có sẹo lõm sâu và nhiều.

5.2. Điều trị tái tạo bề mặt da

Tái tạo bề mặt da có rất nhiều cách khác nhau, thế nhưng phương pháp này chỉ thực sự hiệu quả với trường hợp sẹo không quá sâu. Bởi, phương pháp này chỉ tác động và loại bỏ lớp da trên cùng và lớp da ở giữa. Trường hợp sẹo lõm sâu cần kết hợp phẫu thuật và tái tạo bề mặt da. Dưới đây là một số cách tái tạo bề mặt da phổ biến:

Tái tạo bề mặt da bằng phương pháp laser: Tác động của tia laser sẽ giúp loại bỏ lớp trên cùng của da, kích thích sản sinh collagen, tái tạo da mới, giúp làm đầy những vết sẹo lõm. So với những cách trị sẹo mụn khác thì cách này mang lại hiệu quả nhanh hơn. Khi thực hiện, người bệnh sẽ được gây tê giảm đau. Phương pháp này cần 3-10 ngày để da lành hoàn toàn, trong thời gian này cần băng vùng da điều trị.

Peel da hóa học: Với phương pháp này, bác sĩ sẽ chỉ định dùng hóa chất mạnh để tác động vào da, giúp loại bỏ lớp da trên cùng, từ đó làm giảm độ sâu của sẹo lõm.

tri-seo-mun-3
Hình 3. Peel da giúp loại bỏ lớp da trên cùng, từ đó làm giảm độ sâu của sẹo lõm
Mài mòn da và siêu mài mòn da: Với phương pháp mài mòn da, trước tiên, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê, sau đó sẽ sử dụng thiết bị chuyên biệt để loại bỏ lớp da ngoài cùng và lớp da trung bì. Nhờ đó, làn da sẽ trở nên mượt hơn, cải thiện vết sẹo mụn. Một cách trị sẹo mụn khác là siêu mài mòn da. Tương tự mài mòn da, đây là kỹ thuật tác động lên da để làm bong lớp da ngoài cùng, kích thích tế bào da mới phát triển, giúp làn da trở nên mịn màng, trẻ trung hơn.

5.3. Tiêm chất làm đầy

Tiêm chất làm đầy là cách trị sẹo mụn hiệu quả, thường áp dụng để trị sẹo do mụn trứng cá để lại. Chất làm đầy ở đây có thể là collagen, mỡ của chính người bệnh hoặc một số chất khác. Tùy vào chất làm đầy được sử dụng mà hiệu quả mang lại khác nhau, có thể hiệu quả tạm thời từ 6-18 tháng hoặc lâu hơn.

5.4. Làm săn chắc da bằng sóng điện từ

Cách trị sẹo mụn này sử dụng sóng điện từ có tần số phù hợp để tác động lên da và làm da săn chắc hơn. Nhờ đó, vết sẹo lõm cũng sẽ được thu nhỏ. Phương pháp này được đánh giá khá hiệu quả với các loại sẹo lõm. Tuy nhiên, sau khi điều trị bằng sóng điện từ, người bệnh có thể sẽ cảm thấy nóng rát và da bị ửng đỏ trong vài ngày. Sau điều trị một tuần, bạn cần thoa kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30 để bảo vệ da kết hợp kem dưỡng ẩm cho quy trình skincare ban ngày.

tri-seo-mun-4
Hình 4. Bạn cần thoa kem chống nắng có chỉ số SPF ít nhất là 30 để bảo vệ da sau điều trị sẹo

5.5. Liệu pháp cảm ứng collagen

Liệu pháp cảm ứng collagen kích thích cơ thể sản sinh nhiều collagen hơn, có thể áp dụng để điều trị sẹo lõm lan rộng. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng con lăn có đầu kim vô trùng để tác động lên vết sẹo gây ra những tổn thương. Thế nhưng, trong quá trình phục hồi, da sẽ sản xuất nhiều collagen hơn và làn da sẽ có những thay đổi tích cực. Cách trị sẹo mụn bằng phương pháp này thường kéo dài 9 tháng với 3-6 lần điều trị. Sau mỗi lần điều trị, tác dụng phụ có thể gặp phải là da bị sưng hoặc bầm tím nên cần được chăm sóc kỹ lưỡng.

5.6. Phương pháp đốt điện

Cách trị sẹo mụn bằng phương pháp đốt điện tức là sử dụng đầu dò điện để làm nóng sẹo, khiến các mô sẹo chết đi. Hiện, phương pháp này đang được áp dụng trọng liệu trình điều trị sẹo rỗ dạng chân vuông để định hình và giảm các góc sẹo.

6. Những cách điều trị sẹo lồi mụn an toàn

Sẹo lồi là dạng sẹo gây ra bởi sự tăng sinh collagen quá mức sau khi da bị tổn thương và thường khó điều trị hơn sẹo lõm. Hãy cùng khám phá những phương pháp điều trị sẹo lồi mụn an toàn giúp bạn lấy lại làn da mịn màng mà không phải lo lắng về nguy cơ tái phát:

6.1. Phẫu thuật điều trị sẹo lồi do mụn

Một trong những cách trị sẹo mụn được áp dụng tại các cơ sở thẩm mỹ là phẫu thuật để loại bỏ sẹo lồi. Tuy nhiên, sau khi phẫu thuật, để đảm bảo hiệu quả trị sẹo cao nhất, người bệnh cũng cần kết hợp một số phương pháp khác như:

Tiêm thuốc: Sau phẫu thuật, người bệnh sẽ được bác sĩ chỉ định tiêm corticosteroid, interferon hoặc fluorouracil (5-FU),... để hỗ trợ làm mềm và phẳng mô sẹo. Thông thường, người bệnh cần tiêm mỗi tháng mỗi lần và lặp lại khoảng vài tháng là hoàn tất quá trình điều trị. Sự kết hợp giữa phẫu thuật và tiêm thuốc hiện được đánh giá là cách trị sẹo mụn lồi tốt nhất.

Xạ trị: Sau phẫu thuật trị sẹo mụn, xạ trị cũng là phương pháp có thể thực hiện để ngăn sẹo tăng trở lại. Tuy nhiên, tia bức xạ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe nên người bệnh cần cân nhắc trước khi thực hiện.

6.2. Điều trị bằng laser

Laser cũng là một cách trị sẹo mụn lồi khá an toàn và hiệu quả. Laser cũng có nhiều loại khác nhau, tùy vào tình trạng sẹo mỗi người mà áp dụng phương pháp laser phù hợp. Chẳng hạn, laser nhuộm xung PDL có tác dụng giảm màu sắc, làm phẳng sẹo lồi có kích thước lớn, giảm ngứa, giảm đau; laser xung mạnh IDL thích hợp với những ai có làn da sáng màu.

6.3. Sử dụng kem hoặc gel trị sẹo

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kem và gel trị sẹo với những công dụng khác nhau như làm giảm ngứa, thu nhỏ, làm phẳng cũng như làm mờ các vết sẹo. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm này chỉ có tác dụng hỗ trợ cải thiện chứ không thể loại bỏ hoàn toàn sẹo lồi. Điểm đặc biệt của các loại kem hoặc gel trị sẹo là tính tiện lợi, không cần bác sĩ kê đơn và có thể sử dụng tại nhà. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tối ưu, bạn cần kiên trì sử dụng các sản phẩm liên tục trong thời gian dài. 

tri-seo-mun-3

Hình 3. Điểm đặc biệt của các loại kem hoặc gel trị sẹo là tính tiện lợi, không cần bác sĩ kê đơn và có thể sử dụng tại nhà

Đặc biệt, bạn có thể kết hợp sử dụng kem dưỡng ẩm Obagi Retinol 1.0 trong quá trình chăm sóc da sau mụn. Với công thức chứa 1% Retinol tinh khiết cùng công nghệ vận chuyển “Entrapped Retinol”, sản phẩm giúp giải phóng các thành phần dưỡng chất một cách từ từ, giảm thiểu sự xuất hiện của nếp nhăn và dấu hiệu lão hóa da. Retinol đã được chứng minh là có khả năng cải thiện bề mặt da, giúp làm mờ vết thâm và sẹo mụn hiệu quả, đồng thời vẫn dịu nhẹ, không gây kích ứng cho làn da. Nếu kiên trì sử dụng kem dưỡng Retinol từ Obagi, làn da bạn sẽ trở nên mịn màng, đều màu và sẹo mụn được cải thiện rõ rệt.

tri-seo-mun-4

Hình 4. Kem dưỡng ẩm Obagi Retinol 1.0

Bên cạnh đó, bạn có thể kết hợp sử dụng thêm Serum Vitamin C 15% Obagi Professional-C để hỗ trợ quá trình tái tạo và làm đều màu da sau điều trị sẹo. Nhờ khả năng ngăn ngừa oxy hóa vượt trội, serum giúp trung hòa các gốc tự do, kích thích sản sinh collagen, từ đó làm mờ các vết thâm sẹo, giảm thiểu sự hình thành nếp nhăn và bảo vệ làn da trước tác hại của môi trường bên ngoài. Sản phẩm này sẽ giúp làn da của bạn trở nên sáng mịn và khỏe mạnh hơn sau quá trình điều trị sẹo, mang lại kết quả toàn diện cho làn da đều màu và tươi trẻ.

tri-seo-mun-5

Hình 5. Serum Vitamin C 15% Obagi Professional-C 

Sẹo mụn có thể tự mờ đi theo thời gian nhưng hiếm khi tự lành hoàn toàn nếu không có sự hỗ trợ điều trị đúng cách. Do đó, để giúp làn da nhanh chóng hồi phục và giảm thiểu tối đa dấu vết của sẹo, bạn nên lựa chọn các phương pháp điều trị sẹo phù hợp với tình trạng da của mình. Hãy lựa chọn các sản phẩm đặc trị từ nhà Obagi để chăm sóc làn da đúng cách và lấy lại vẻ tự tin vốn có!

Tư liệu tham khảo:

Chilicka K, Rusztowicz M, Szyguła R, Nowicka D. Methods for the Improvement of Acne Scars Used in Dermatology and Cosmetology: A Review. J Clin Med. 2022 May 12;11(10):2744. doi: 10.3390/jcm11102744. PMID: 35628870; PMCID: PMC9147527.

Fabbrocini, G., Annunziata, M. C., D′ Arco, V., De Vita, V., Lodi, G., Mauriello, M. C., ... & Monfrecola, G. (2010). Acne scars: pathogenesis, classification and treatment. Dermatology research and practice, 2010(1), 893080.