Retinol, một trong những thành phần vàng trong ngành chăm sóc da, được biết đến với nhiều công dụng vượt trội, bao gồm khả năng cải thiện tình trạng mụn. Tuy nhiên, nhiều người vẫn thắc mắc: Retinol trị mụn được không? Và nếu có, làm sao để sử dụng Retinol một cách hiệu quả? Trong bài viết dưới đây, Obagi sẽ giúp bạn giải đáp những câu hỏi đó, đồng thời hướng dẫn cách sử dụng Retinol đúng cách để mang lại kết quả tốt nhất cho làn da của bạn.
1. Retinol trị mụn có hiệu quả không?
Có. Retinol có hiệu quả trong việc trị mụn nhờ khả năng thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào da và làm thông thoáng lỗ chân lông. Khi sử dụng Retinol, các tế bào da cũ được loại bỏ nhanh chóng, giảm thiểu sự tích tụ dầu và bụi bẩn - nguyên nhân chính gây mụn. Đồng thời, Retinol còn có tác dụng kháng viêm nhẹ, giúp giảm sưng viêm và cải thiện tình trạng mụn sưng đỏ. Việc sử dụng đều đặn và đúng cách có thể mang lại làn da sạch mụn và mịn màng hơn.
Nếu bạn đang tự hỏi retinol có tốt không, thì đây là một lựa chọn rất đáng cân nhắc cho việc điều trị mụn và cải thiện sức khỏe làn da.
Retinol trị mụn được không?
2. Dùng Retinol như thế nào để trị mụn trứng cá?
Ngoài việc tìm hiểu về khả năng trị mụn của Retinol, nhiều người còn muốn biết cách dùng retinol obagi đúng để tối ưu hiệu quả. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về thứ tự và lưu ý khi dùng Retinol, đặc biệt là sản phẩm Retinol Obagi360 với hai nồng độ Retinol 0.5 dành cho người mới bắt đầu và Retinol 1.0 cho những ai đã quen sử dụng.
Liệu Retinol 0.5 hay Retinol 1.0 sẽ phù hợp hơn với bạn trong quá trình điều trị mụn trứng cá?
2.1. Thứ tự sử dụng Retinol
Để đạt hiệu quả tốt nhất khi dùng Retinol trị mụn, bạn nên tuân theo thứ tự sau trong quy trình chăm sóc da: Tẩy trang → Rửa mặt → Toner → Retinol → Kem khóa ẩm.
Đặc biệt vào buổi sáng, bạn đừng quên thoa kem chống nắng phổ rộng để bảo vệ da nhé!
2.2. Lưu ý khi sử dụng Retinol
Bắt đầu từ nồng độ thấp: Nên bắt đầu với Retinol 0.5% nếu bạn chưa từng sử dụng. Sau khi da đã quen, bạn có thể nâng lên 1.0% để tăng cường hiệu quả.
Giãn cách tần suất sử dụng: Trong 2 tuần đầu, hãy dùng Retinol 2 lần mỗi tuần, sau đó tăng lên 3 lần/tuần nếu da bạn đã thích ứng.
Cấp ẩm cho da mặt đầy đủ: Retinol phát huy tác dụng tốt nhất trên làn da khỏe mạnh. Hãy sử dụng kem dưỡng ẩm phù hợp với loại da của bạn, ví dụ như kem dạng gel cho da dầu và kem dạng cream cho da khô.
Sản phẩm phục hồi: Nếu thấy da khô hoặc bong tróc, hãy ngưng sử dụng Retinol và phục hồi bằng các sản phẩm chứa Hyaluronic Acid hoặc Panthenol.
Tránh vùng nhạy cảm: Không thoa Retinol lên mí mắt và khóe môi vì đây là những khu vực nhạy cảm.
Thời gian giữa các bước: Sau khi rửa mặt, bạn cần để da nghỉ 15-30 giây trước khi sử dụng Toner và Retinol.
Sử dụng kem chống nắng: Kem chống nắng là cần thiết để bảo vệ da khi dùng Retinol, vì hoạt chất này có thể làm tăng độ nhạy cảm của da với tia UV.
Tránh sử dụng khi mang thai: Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng Retinol do khả năng ảnh hưởng đến thai nhi.
3. Liều lượng Retinol bao nhiêu là tốt nhất để điều trị mụn trứng cá?
Hầu hết những sản phẩm dưỡng da trên thị trường hiện nay như gel, kem dưỡng hay serum trị mụn thuộc nhóm không kê đơn thì lượng Retinol cho phép có trong sản phẩm thường ở mức từ 0,25 - 1,5%. Tuy nhiên, liều lượng thực tế cần dùng cho da lại phụ thuộc phần lớn vào độ tương thích với làn da của bạn. Nếu bạn có nền da nhạy cảm, cần bắt đầu với liều lượng thấp trước để làn da có thời gian thích nghi với hợp chất này. Trong quá trình sử dụng, nếu quan sát thấy không có tác dụng phụ hay kích ứng xảy ra, bạn có thể cân nhắc gia tăng liều lượng.
Đâu là liều lượng Retinol tốt nhất khi điều trị mụn trứng cá?
Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý rằng không phải sản phẩm chăm sóc có tác dụng chống lão hóa da chứa Retinol đều mang đến công dụng trị mụn. Do đó, bạn nên tránh tuyệt đối những sản phẩm có chứa thành phần làm gia tăng sự nghiêm trọng của các loại mụn trên mặt, chẳng hạn như cồn, chất tạo mùi hoặc dầu cá.
4. Những tác dụng phụ khi sử dụng Retinol trị mụn
Khi dùng Retinol trị mụn có tác dụng phụ hay không cũng là những thông tin được người dùng quan tâm. Bản chất là một dạng vitamin A tự nhiên. Điều này cũng không thể đảm bảo hoạt chất này không gây ra các tác dụng phụ trên da. Người ta đã nhận thấy một số tác dụng phụ mà Retinol gây ra trên lâm sàng bao gồm:
- Khô da
- Kích thích
- Da nhạy cảm với ánh nắng mặt trời
- Ngứa
- Bong tróc da
- Đỏ da
Những tác dụng này có thể xảy ra trong những ngày đầu khi bạn mới sử dụng Retinol trị mụn. Thông thường thì các tác dụng phụ sẽ tự biến mất sau khi làn da đã thích ứng với hoạt chất này. Tuy nhiên, nếu các tác dụng phụ vẫn tiếp diễn, bạn nên giảm nồng độ thấp hơn cho làn da. Retinol còn có thể kích hoạt hoặc làm trầm trọng thêm hiện tượng phát ban ở những người bị bệnh chàm nên bạn cần cân nhắc sử dụng hoạt chất này nếu đang có bệnh trong người.
Retinol không chỉ có tác dụng trị mụn hiệu quả mà còn giúp cải thiện các vấn đề về lão hóa, sạm da và kết cấu da. Tuy nhiên, để dùng Retinol trị mụn hiệu quả, việc sử dụng đúng cách và chọn đúng sản phẩm chất lượng như thương hiệu Obagi và nồng độ Retinol phù hợp với từng loại da là rất quan trọng. Hãy áp dụng đúng quy trình chăm sóc và kiên trì, làn da của bạn sẽ sạch mụn và sáng khoẻ hơn mỗi ngày!
>> Xem thêm: Retinol và Vitamin C: Có nên kết hợp trong chu trình skincare?
Tư liệu tham khảo:
Am J Clin Dermatol. 2021 Nov 9;23(1):69–81. doi: 10.1007/s40257-021-00643-2: Effects of Topical Retinoids on Acne and Post-inflammatory Hyperpigmentation in Patients with Skin of Color: A Clinical Review and Implications for Practice
Dermatol Ther (Heidelb). 2017 Jun 5;7(3):293–304. doi: 10.1007/s13555-017-0185-2: Why Topical Retinoids Are Mainstay of Therapy for Acne