Rửa mặt là bước cơ bản nhưng vô cùng quan trọng trong quy trình chăm sóc da hằng ngày. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách rửa mặt đúng cách để giúp làn da sạch sâu, thông thoáng và khỏe mạnh. Nếu bạn vẫn đang băn khoăn về thứ tự các bước hay những sai lầm thường gặp khi rửa mặt, Obagi sẽ hướng dẫn chi tiết từ A đến Z trong bài viết này.
1. Quy trình rửa mặt đúng cách với 8 bước đơn giản
1.1. Bước 1: Vệ sinh, sát khuẩn tay
Trước khi rửa mặt, điều đầu tiên bạn cần làm là rửa sạch tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay sát khuẩn. Tay là nơi chứa nhiều vi khuẩn và bụi bẩn mà mắt thường không thể nhìn thấy. Nếu không vệ sinh tay trước khi chạm lên mặt, bạn sẽ vô tình đưa vi khuẩn lên da và làm tăng nguy cơ lên các loại mụn.
1.2. Bước 2: Tẩy trang trước khi rửa mặt
Ngay cả khi bạn không trang điểm, lớp kem chống nắng, dầu thừa và bụi bẩn vẫn bám chặt trên da sau cả ngày dài. Tẩy trang giúp loại bỏ những tạp chất này, hỗ trợ sữa rửa mặt làm sạch hiệu quả hơn. Đây là bước không thể bỏ qua nếu bạn muốn có làn da sạch sâu.
Tẩy trang là bước quan trọng để làm sạch bụi bẩn, dầu nhờn
1.3. Bước 3: Làm ướt mặt bằng nước ấm
Nước ấm giúp làm mềm da và mở lỗ chân lông, tạo điều kiện để các hoạt chất trong sữa rửa mặt thấm sâu và làm sạch tốt hơn. Tuy nhiên, nhiệt độ nước cần vừa phải, không nên quá nóng vì có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên bảo vệ da. Bạn hãy vỗ nhẹ nước lên toàn bộ khuôn mặt để chuẩn bị cho bước làm sạch tiếp theo.
1.4. Bước 4: Tạo bọt cho sữa rửa mặt
Bạn hãy một lượng sữa rửa mặt vừa đủ ra tay tùy theo hướng dẫn của sản phẩm, thêm chút nước và đánh bông tạo bọt. Bọt mịn giúp giảm ma sát khi rửa, tránh gây tổn thương bề mặt da. Đồng thời, lớp bọt cũng len lỏi vào lỗ chân lông để cuốn trôi bụi bẩn hiệu quả hơn.
Hiện nay, sữa rửa mặt Obagi Clenziderm M.D. Foaming Blemish là một trong những lựa chọn được nhiều người yêu thích nhờ khả năng làm sạch sâu và hỗ trợ điều tiết dầu hiệu quả. Với 2% Salicylic Acid, sản phẩm giúp loại bỏ lớp tế bào chết và bã nhờn dư thừa, đặc biệt phù hợp với làn da dầu và da hỗn hợp. Ngoài ra, thành phần chiết xuất hoa cúc kết hợp Glycerin giúp cấp ẩm cho da dịu nhẹ, mang lại cảm giác mềm mượt mà không gây khô căng sau khi sử dụng.
Sữa rửa mặt Tẩy tế bào chết Obagi Clenziderm M.D. Foaming Blemish
Sữa rửa mặt tạo bọt Obagi Nu-Derm Foaming Gel là sản phẩm làm sạch dịu nhẹ, lý tưởng cho da khô và da nhạy cảm. Với chiết xuất Axit Amin yến mạch giúp giữ ẩm tự nhiên và lô hội có tác dụng làm dịu cùng chất chống oxy hóa, sản phẩm nhẹ nhàng loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa và lớp trang điểm mà không gây khô căng. Đây là bước khởi đầu hoàn hảo giúp làn da luôn mềm mại, sạch thoáng và trông khỏe mạnh hơn mỗi ngày.
Sữa rửa mặt tạo bọt Obagi Nu-Derm Foaming Gel
1.5. Bước 5: Massage nhẹ nhàng vùng da mặt
Dùng đầu ngón tay massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn, tập trung vào vùng trán, mũi và cằm – nơi tiết nhiều dầu nhất. Bạn không nên chà xát quá mạnh vì da sẽ dễ bị kích ứng, đặc biệt là với làn da nhạy cảm hoặc đang có mụn. Massage trong khoảng 1 phút là đủ để làm sạch và kích thích lưu thông máu.
Hãy massage nhẹ nhàng khi rửa mặt để đảm bảo sạch sâu mà không gây kích ứng da
1.6. Bước 6: Rửa mặt bằng nước lạnh
Sau khi đã massage và làm sạch, hãy rửa mặt lại bằng nước lạnh để lỗ chân lông se khít lại. Nước lạnh cũng giúp làm dịu da và mang lại cảm giác sảng khoái. Hãy đảm bảo bạn đã rửa sạch hết lớp bọt đọng lại trên da trước khi chuyển sang bước dưỡng tiếp theo.
1.7. Bước 7: Lau khô bằng khăn mềm
Dùng khăn bông mềm hoặc khăn giấy sạch thấm nhẹ nước trên mặt. Tuyệt đối không nên dùng khăn thô hoặc chà xát mạnh vì sẽ làm da bị trầy xước và lão hóa sớm. Hãy lau theo chiều từ trong ra ngoài để hạn chế tình trạng chảy xệ da.
1.8. Bước 8: Cấp ẩm cho da bằng toner
Sau khi rửa mặt, da thường mất đi một phần độ ẩm tự nhiên, dễ bị khô căng. Toner sẽ giúp cân bằng lại độ pH và cấp ẩm kịp thời cho làn da. Đây cũng là bước đệm lý tưởng để các dưỡng chất ở những bước sau thẩm thấu tốt hơn.
Một lựa chọn đáng cân nhắc sau bước rửa mặt là Toner Obagi Clenziderm M.D. Exfoliating BHA, chứa 2% Salicylic Acid – dạng BHA phổ biến giúp làm sạch sâu lỗ chân lông, loại bỏ tế bào chết và bã nhờn hiệu quả. Nhờ khả năng thẩm thấu sâu, sản phẩm hỗ trợ ngăn ngừa mụn, cải thiện kết cấu da và giúp làn da trở nên sạch mịn. Bên cạnh đó, chiết xuất hoa cúc trong công thức còn có tác dụng làm dịu, giảm viêm, mang đến cảm giác dễ chịu sau khi làm sạch, đặc biệt thích hợp cho những làn da dầu hoặc dễ nổi mụn.
Toner Obagi Clenziderm M.D. Exfoliating BHA
Bạn có thể tham khảo Toner Obagi Nu-Derm 2 – dòng nước cân bằng có chứa AHA, phù hợp cho bước chăm sóc da sau khi rửa mặt. Sản phẩm sở hữu thành phần chính từ chiết xuất cây phỉ và lô hội, giúp cân bằng lại độ pH tự nhiên, đồng thời cung cấp độ ẩm cần thiết, làm dịu da và hạn chế nguy cơ kích ứng. Ngoài ra, toner còn hỗ trợ làm mềm bề mặt da, thu nhỏ lỗ chân lông và cải thiện độ mịn màng, mang lại làn da khỏe khoắn, tươi sáng và đủ ẩm suốt cả ngày.
Toner chứa AHA Obagi Nu-Derm 2
2. Nguyên tắc giúp bạn rửa mặt đúng cách
Hiểu đúng quy trình rửa mặt thôi là chưa đủ, bạn cần tuân thủ những nguyên tắc cơ bản để đảm bảo làn da được làm sạch hiệu quả mà vẫn khỏe mạnh, không bị tổn thương hay khô ráp. Dưới đây là 5 nguyên tắc quan trọng bạn nên ghi nhớ:
2.1. Tẩy trang trước khi rửa mặt
Tẩy trang là bước bắt buộc, không chỉ dành riêng cho những ai trang điểm. Trong suốt cả ngày, da bạn phải tiếp xúc với bụi bẩn, bã nhờn và lớp kem chống nắng – những yếu tố khó làm sạch hoàn toàn chỉ bằng sữa rửa mặt. Do đó, tẩy trang giúp làm sạch lớp cặn bã bám sâu trong lỗ chân lông, tạo tiền đề để sữa rửa mặt phát huy tối đa hiệu quả.
2.2. Sử dụng nước ấm
Nước ấm ở nhiệt độ vừa phải (khoảng 30–35 độ C) là lựa chọn lý tưởng khi rửa mặt. Nước quá lạnh sẽ khiến lỗ chân lông co lại, cản trở việc làm sạch; trong khi nước quá nóng dễ làm mất lớp dầu tự nhiên, khiến da khô ráp và dễ kích ứng. Dùng nước ấm giúp làm mềm da và hỗ trợ quá trình làm sạch nhẹ nhàng hơn.
2.3. Sử dụng sữa rửa mặt với lượng vừa đủ
Nhiều người lầm tưởng dùng càng nhiều sữa rửa mặt thì da càng sạch, nhưng thực tế đây là sai lầm. Lượng sản phẩm quá nhiều không chỉ gây lãng phí mà còn khiến da bị khô hoặc mất cân bằng độ ẩm. Chỉ cần dùng một lượng bằng hạt đậu (hoặc hạt ngô) là đủ để làm sạch toàn bộ khuôn mặt nếu bạn biết cách tạo bọt kỹ.
2.4. Dùng khăn mềm để lau mặt
Làn da sau khi rửa rất dễ bị tổn thương nếu tiếp xúc với vật liệu thô ráp. Hãy chọn khăn bông mềm hoặc khăn giấy không mùi, không màu, đảm bảo sạch sẽ và khô ráo. Khăn nên được giặt sạch và thay thường xuyên để tránh tích tụ vi khuẩn gây mụn hoặc kích ứng da.
2.5. Dưỡng ẩm cho da bằng toner
Ngay sau khi lau khô mặt, bạn nên sử dụng toner để cấp ẩm và cân bằng pH cho da. Đây là bước trung gian cần thiết để làm dịu da sau khi làm sạch, đồng thời chuẩn bị cho các bước dưỡng da tiếp theo hấp thụ tốt hơn. Nếu bỏ qua bước này, da dễ bị mất nước và trở nên khô căng, mất đi độ đàn hồi tự nhiên.
Rửa mặt đúng cách sẽ mang lại cho bạn làm da sạch mịn mà không khô căng
3. Những quan niệm sai lầm khi rửa mặt
Rửa mặt tưởng như là bước chăm sóc da đơn giản nhất, nhưng rất nhiều người lại mắc phải những sai lầm tưởng chừng vô hại. Những thói quen này lâu dần có thể làm tổn thương hàng rào bảo vệ da, khiến da bị kích ứng, khô ráp và nổi mụn. Hãy cùng điểm qua các quan niệm sai lầm phổ biến dưới đây:
3.1. Không rửa tay
Nhiều người có thói quen rửa mặt ngay khi vào phòng tắm mà quên bước rửa tay trước đó. Đây là một sai lầm lớn vì vi khuẩn và bụi bẩn trên tay có thể lan sang mặt, làm bít tắc lỗ chân lông. Luôn đảm bảo tay sạch trước khi chạm vào da mặt để tránh gây mụn và viêm da.
3.2. Không quan tâm đến thành phần của sữa rửa mặt
Một số người chọn sữa rửa mặt chỉ dựa vào thương hiệu hoặc quảng cáo mà không xem kỹ bảng thành phần. Những sản phẩm chứa cồn, sulfate mạnh hay hương liệu tổng hợp có thể khiến da bị khô, kích ứng hoặc phá vỡ lớp màng ẩm tự nhiên. Việc hiểu rõ da mình cần gì là điều quan trọng để lựa chọn sản phẩm phù hợp.
Bạn cần chọn sữa rửa mặt dựa trên các thành phần phù hợp với làn da
3.3. Sử dụng xà phòng diệt khuẩn rửa mặt
Xà phòng diệt khuẩn có độ pH cao và thường chứa các chất tẩy mạnh không phù hợp với làn da mặt mỏng manh. Việc sử dụng lâu dài có thể làm mất lớp dầu tự nhiên, khiến da khô sần, dễ bong tróc và nổi mụn. Luôn chọn sữa rửa mặt chuyên dụng có độ pH cân bằng (từ 5.0–6.5) để bảo vệ làn da.
3.4. Chà xát vùng da mặt
Một số người có thói quen dùng lực mạnh để rửa mặt với mong muốn làm sạch sâu hơn. Tuy nhiên, việc chà xát quá mạnh lại làm tổn thương lớp biểu bì, khiến da dễ bị viêm đỏ, kích ứng và nhanh lão hóa. Thay vào đó, hãy massage nhẹ nhàng bằng đầu ngón tay theo chuyển động tròn để làm sạch hiệu quả mà vẫn an toàn.
3.5. Lạm dụng các miếng rửa mặt
Dụng cụ rửa mặt như bọt biển, bàn chải silicon hoặc miếng pad rửa mặt có thể giúp làm sạch sâu hơn nếu dùng đúng cách. Tuy nhiên, việc sử dụng quá thường xuyên hoặc không vệ sinh kỹ những dụng cụ này sẽ khiến vi khuẩn tích tụ, gây mụn. Hãy giới hạn tần suất sử dụng (2–3 lần/tuần) và luôn đảm bảo chúng được làm sạch sau mỗi lần dùng.
3.6. Không làm sạch vùng cổ và đường viền hàm
Khi rửa mặt, nhiều người chỉ tập trung vào vùng trung tâm khuôn mặt mà bỏ quên cổ, quai hàm và chân tóc. Đây là những khu vực cũng tích tụ bụi bẩn, dầu nhờn nhưng nếu không được làm sạch sẽ dễ gây mụn ẩn hoặc viêm da cục bộ. Hãy dành thời gian massage và rửa sạch kỹ lưỡng cả những vùng này.
Đừng quên làm sạch vùng cổ và đường viền hàm khi rửa mặt
3.7. Rửa mặt quá nhiều lần trong ngày
Rửa mặt quá nhiều – chẳng hạn 3–4 lần/ngày – sẽ khiến da mất cân bằng độ ẩm, dẫn đến hiện tượng tiết dầu nhiều hơn để bù lại. Da vừa khô căng lại vừa dễ bít tắc lỗ chân lông, làm tăng nguy cơ mụn. Tốt nhất, bạn chỉ nên rửa mặt 2 lần mỗi ngày (sáng và tối) và có thể thêm một lần sau khi vận động mạnh, đổ nhiều mồ hôi.
3.8. Bỏ qua bước dưỡng ẩm cho da
Nhiều người nghĩ rằng sau khi rửa mặt là xong, không cần dưỡng ẩm, đặc biệt với da dầu. Tuy nhiên, khi thiếu độ ẩm, da sẽ tự tiết dầu nhiều hơn để cân bằng, khiến lỗ chân lông bị bít tắc. Việc sử dụng kem dưỡng sau bước rửa mặt là cần thiết để duy trì làn da mềm mại và khỏe mạnh.
Để tránh tình trạng da khô ráp và tiết dầu mất kiểm soát sau khi rửa mặt, bạn có thể cân nhắc sử dụng kem dưỡng ẩm Obagi Hydrate Luxe. Sản phẩm chứa Hydromanil – hoạt chất giúp tăng cường khả năng giữ ẩm và tạo lớp màng bảo vệ da hiệu quả. Bên cạnh đó, chiết xuất bơ hạt mỡ giúp làm mềm, nuôi dưỡng làn da luôn căng mịn, mềm mại suốt cả ngày.
Kem dưỡng ẩm giàu dưỡng chất Obagi Hydrate Luxe
Một lựa chọn lý tưởng để dưỡng ẩm sau bước rửa mặt là Obagi Hydrate Light Gel Cream. Với kết cấu gel mỏng nhẹ, sản phẩm thẩm thấu nhanh vào da mà không gây bít tắc lỗ chân lông, phù hợp với mọi loại da. Được chứng minh lâm sàng, kem dưỡng Hydrate Light cung cấp độ ẩm suốt 24 giờ, giúp phục hồi hàng rào độ ẩm tự nhiên của da, mang lại làn da mịn màng, căng mướt mà không gây mụn hay dị ứng. Sản phẩm chứa cả chất làm ẩm (thu hút độ ẩm) và chất làm đầy (giúp khóa độ ẩm) giúp duy trì độ ẩm, giữ cho da luôn mềm mại và khỏe mạnh.
Kem dưỡng ẩm dịu nhẹ Obagi Hydrate Light Gel Cream
4. Cách chọn sữa rửa mặt phù hợp từng loại da
Không phải loại sữa rửa mặt nào cũng phù hợp với mọi làn da. Việc chọn sản phẩm sai có thể khiến da trở nên khô căng, kích ứng hoặc nổi mụn nhiều hơn. Dưới đây là cách chọn sữa rửa mặt phù hợp cho từng loại da phổ biến:
4.1. Da khô
Da khô thường thiếu độ ẩm và dễ bong tróc, đặc biệt vào mùa lạnh. Ưu tiên chọn sữa rửa mặt dạng kem (cream cleanser) hoặc dạng sữa, có thành phần dưỡng ẩm như Glycerin, Hyaluronic Acid, Ceramide. Tránh các sản phẩm tạo bọt mạnh hoặc chứa cồn vì sẽ khiến da càng thêm khô và nhạy cảm.
4.2. Da dầu
Da dầu tiết nhiều bã nhờn, dễ bóng nhờn và nổi mụn. Nên chọn sữa rửa mặt tạo bọt dịu nhẹ, có khả năng làm sạch sâu nhưng không làm mất đi lớp dầu tự nhiên của da. Các thành phần như Salicylic Acid, Tea Tree Oil hoặc đất sét có thể giúp kiểm soát dầu và làm sạch lỗ chân lông hiệu quả.
4.3. Da hỗn hợp
Da hỗn hợp có vùng chữ T (trán, mũi, cằm) nhiều dầu trong khi hai bên má lại khô. Lựa chọn tốt nhất là sữa rửa mặt dịu nhẹ, không quá làm khô nhưng vẫn đủ khả năng loại bỏ dầu thừa. Dạng gel hoặc foam dịu nhẹ, có công thức cân bằng độ ẩm sẽ phù hợp với làn da này.
4.4. Da nhạy cảm
Da nhạy cảm rất dễ kích ứng bởi các sản phẩm có chất tạo bọt mạnh, hương liệu hoặc màu nhân tạo. Hãy chọn các loại sữa rửa mặt không chứa sulfate, không mùi, pH trung tính và có thành phần làm dịu da như lô hội, cúc la mã (Chamomile) hoặc Allantoin. Ngoài ra, nên ưu tiên sản phẩm có dán nhãn “for sensitive skin” từ các thương hiệu uy tín.
Mỗi loại da sẽ phù hợp với các thành phần sữa rửa mặt khác nhau
5. Câu hỏi thường gặp về cách rửa mặt
Rửa mặt đúng cách tưởng chừng đơn giản nhưng lại khiến nhiều người băn khoăn với những thắc mắc thường gặp trong quá trình chăm sóc da. Dưới đây là lời giải đáp cho hai câu hỏi phổ biến nhất:
5.1. Rửa mặt bao lâu là sạch? 30 giây, 1 phút hay 2 phút?
Thời gian lý tưởng để rửa mặt là khoảng 60 giây, tức 1 phút. Đây là khoảng thời gian đủ để sữa rửa mặt làm sạch bụi bẩn, dầu thừa và bã nhờn tích tụ trên da. Nếu rửa quá nhanh (dưới 30 giây), da sẽ không được làm sạch kỹ; ngược lại, rửa quá lâu (hơn 2 phút) có thể khiến da bị khô hoặc kích ứng, nhất là với những loại sữa rửa mặt có hoạt chất làm sạch mạnh.
5.2. Điều gì xảy ra nếu bạn rửa mặt quá nhiều hoặc quá ít?
Rửa mặt quá nhiều lần trong ngày sẽ khiến da mất cân bằng độ ẩm tự nhiên, dẫn đến tình trạng khô da hoặc tiết dầu quá mức – nguyên nhân chính gây ra mụn. Trong khi đó, rửa mặt quá ít khiến bụi bẩn, dầu thừa và tế bào chết tích tụ trên da, làm bít tắc lỗ chân lông và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Tốt nhất, bạn nên duy trì tần suất 2 lần/ngày (sáng và tối), và chỉ rửa thêm nếu da đổ nhiều mồ hôi do vận động mạnh.
Tư liệu tham khảo:
Mukhopadhyay, P. (2011). Cleansers and their role in various dermatological disorders. Indian Journal of Dermatology, 56(1), 2.
Aiglon, K. (n.d.). Wash your face in 12 easy steps. Healthline. https://www.healthline.com/health/beauty-skin-care/face-washing-how-to